Paul Gascoigne: “Gã trai hư” của bóng đá Anh

Bóng đá Anh từng sở hữu nhiều tài năng nhưng một mẫu cầu thủ độc đáo và khiến người xem say mê như Paul Gascoigne là quá hiếm. Thế nhưng, thay vì chọn con đường làm một huyền thoại bóng đá, Paul Gascoigne lại khiến người ta biết đến về các scandal.

Sinh ngày 27/5/1967 tại Dunston thuộc vùng Gateshead của nước Anh, cái tên Paul John Gascoigne được đặt dựa vào tên của hai nhân vật nổi tiếng nhất trong Tứ quái huyền thoại The Beatles: Paul McCartney và John Lennon. Ở tuổi 13, Gascoigne chính thức gia nhập Newcastle – đội bóng mà anh cổ vũ và yêu mến – để rồi năm năm sau, Gazza chính thức ra mắt đội một của “Chích chòe” và kí vào bản hợp đồng có thời hạn 2 năm với mức lương 120 bảng/tuần. Anh không mất quá lâu để tạo được dấu ấn của mình trong màu áo đội bóng vùng Đông Bắc nước Anh. Kết thúc mùa giải 1986/1987, Paul Gascoigne được vinh danh cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm và có tên trong đội hình tiêu biểu của giải đấu cao nhất xứ sở sương mù. Lúc này, những sự chú ý đã xuất hiện nhiều hơn, trong đó nổi bật hơn cả là Manchester United và Tottenham Hotspur.

Sir Alex Ferguson khi đó mê tít tài năng của Gascoigne. Dù còn rất trẻ, Gascoigne đã bộc lộ ra những phẩm chất mà nhiều cầu thủ Anh đương thời không hề có. Chính vị HLV vĩ đại của MU phải thừa nhận: “Gascoigne là cầu thủ Anh xuất sắc nhất từ năm 1966”. Thế nhưng Tottenham là người nhanh trí hơn trong thương vụ này khi mua nhà và xe cho gia đình của Gascoigne để thuyết phục tài năng này gia nhập CLB của họ. Cuộc sống một phát lên mây, Gascoigne đồng ý. Có Gazza (biệt danh sau này của Gascoigne)  trong tay, huấn luyện viên Terry Venables sở hữu một tiền vệ tấn công với kĩ năng đi bóng mạnh mẽ, kĩ thuật cá nhân điêu luyện cùng khả năng dứt điểm chính xác – một điều mà chúng ta có thể bắt gặp ở Wayne Rooney được so sánh rất nhiều với Gascoigne. Ngay trong mùa giải đầu tiên, Paul Gascoigne đã giúp Gà trống cán địch vị trí thứ 6 ở giải vô địch quốc gia. Phong độ xuất sắc của cầu thủ người Anh tiếp tục giúp Tottenham lần lượt cán đích ở vị trí thứ ba và lọt vào trận chung kết FA Cup trong hai mùa giải 1989/1990 và 1990/1991.

Gascoigne cập bến sân Olympico của Lazio  với cái giá 5,5 triệu bảng cùng mức lương 22 nghìn bảng/tuần vào năm 1991. Một bản hợp đồng đầy hứa hẹn với Biancazzurri. Các ultra cuồng nhiệt trên khán đài Curva Nord của sân Olympico yêu anh như người hùng Paolo Di Canio của mình. Dino Zoff – huấn luyện viên trưởng thời điểm đó của Lazio – chia sẻ về cậu học trò: “Gascoigne khiến tôi lo lắng nhiều nhưng thực sự tôi dành một tình cảm rất tốt đẹp cho cậu ấy vì đó là một nghệ sĩ và một chàng trai tốt.”

Ba mùa giải, 41 trận đấu và vỏn vẹn 6 bàn thắng là quá ít so với số tiền mà Lazio đã bỏ ra. Những chấn thương như một phần lí do giải thích cho quãng thời gian chơi bóng eo hẹp tại đội bóng thủ đô Italia. Điểm đến tiếp theo là Scotland với Glasgow Ranger. Anh tiếp tục nhận được sự yêu quý của các cổ động viên nơi đây. Ba năm, 74 trận đấu và 30 bàn thắng và có tên trong danh sách cầu thủ xuất sắc nhất năm của Scotland ngay trong mùa giải đầu tiên là những gì mà ngôi sao người Anh để lại ở xứ Scotland. Nhưng không chỉ có thế. Những tranh cãi, những ẩu đả, những hiềm khích anh tạo ra trong những trận Derby Old Firm với Celtic càng khiến Gazza trở thành thần tượng tại sân Ibrox. Rời Ranger, Gascoigne tiếp tục lang bạt khắp nước Anh (và thậm chí đến Trung Quốc) để rồi giải nghệ vào năm 2004 ở Boston United.

Dù chẳng mấy thành công về mặt danh hiệu trong màu áo cấp CLB, nhưng thứ biến anh trở thành huyền thoại bởi những đóng góp lớn ở cấp độ ĐTQG. Đúng như lời HLV Alex Ferguson từng nói, Gascoigne là một tài năng xuất chúng mà bóng đá Anh quá lâu rồi mới được chứng kiến.

Gary Lineker khen ngợi Paul Gascoigne là cầu thủ sở hữu khả năng chơi bóng thiên bẩm tuyệt vời nhất mà bóng đá Anh từng sản sinh, trong khi Terry Butcher và Bryan Robson thì khẳng định Gascoigne là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong thời của họ.

Đỉnh cao sự nghiệp của “Gazza” là World Cup 1990, giải đấu mà ông dẫn dắt đội tuyển Anh đi một mạch đến trận bán kết và chỉ chịu thua trên chấm phạt đền trước Tây Đức, đội tuyển sau đó đã lên ngôi vô địch với chiến thắng gây tranh cãi trước Argentina. Khi đó, Paul Gascoigne đã khóc rất nhiều khi đội bóng của ông gục ngã trước người Đức trên chấm phạt đền, trong khi ông lại không thể thực hiện lượt sút của mình.

Nnăm ấy, Gascoigne không ghi được một bàn thắng nào sau 6 trận. Mặc dù vậy, ông vẫn được bình chọn vào đội hình tiêu biểu của giải đấu nhờ những đóng góp thầm lặng cho thành công chung của đội tuyển Anh. Các đồng đội thậm chí còn ví von ông với Maradona để ca ngợi tài năng của Paul Gascoigne.

Quả thực, ở thế hệ của mình, Gascoigne vẫn được biết đến với tư cách một trong những tiền vệ tấn công sáng tạo và bền bỉ bậc nhất châu Âu, dù thể hình không quá nổi trội. Điểm nổi bật của cựu danh thủ người Anh là khả năng khống chế bóng gọn gàng, trước khi thực hiện những pha đi bóng vừa kỹ thuật, vừa mạnh mẽ và tốc độ.

Siêu phẩm vào lưới đội tuyển Scotland tại EURO 1996 là một ví dụ. Thời điểm ấy, Đội tuyển Anh đang phải chịu vô số áp lực sau trận hòa bạc nhược trước Thụy Sĩ ở ngày khai mạc EURO 1996. Mọi chuyện càng trở nên khó khăn hơn khi Scotland tỏ ra là một đối thủ khó chịu với Gascoigne và đồng đội. Suốt cả hiệp một, đội tuyển Anh không tạo ra được một cơ hội ghi bàn rõ rệt nào. Mọi chuyện chỉ bắt đầu thay đổi khi HLV trưởng Terry Venables thực hiện sự điều chỉnh ở đầu hiệp hai, rút Stuart Pearce và đưa Jamie Redknapp vào sân. Sự thay đổi người này lập tức phát huy hiệu quả khi cựu tiền vệ Liverpool đã giúp lối chơi của Tuyển Anh trở lên thanh thoát hơn. Đội chủ nhà có bàn thắng mở tỷ số ở phút thứ 53 do công của Alan Shearer, cầu thủ sau đó đã đoạt danh hiệu Vua phá lưới của giải đấu với 5 pha lập công.

Nhưng chỉ hơn 20 phút sau, Scotland đã có cơ hội gỡ hòa khi Tony Adams phạm lỗi với tiền đạo Gordon Durie trong vòng cấm địa. Trọng tài chính không ngần ngại chỉ tay vào chấm phạt đền. Đội trưởng Gary McAllister bước lên thực hiện một cú rất căng, nhưng không thắng được thủ môn David Seaman.

“Nếu tôi ghi bàn trong tình huống ấy, có lẽ chúng tôi đã giành chiến thắng”, McAllister chia sẻ về pha bỏ lỡ khiến anh vô cùng hối hận, bởi ngay sau đó Paul Gascoigne đã ghi bàn thắng chấm dứt mọi hy vọng có điểm của Scotland.

Xuất phát từ đường phát bóng lên của thủ môn Seaman, Darren Anderton khống chế bóng gọn gàng và đẩy sang cánh cho Teddy Sheringham tung ra đường chuyền một chạm đưa bóng đến vị trí của Gascoigne đang bị kẹp giữa bởi hai hậu vệ của Scotland.

Tới đây thì NHM không thể không khâm phục khả năng xử lý tình huống tuyệt vời của Gascoigne. Không nhiều người có thể đưa ra một quyết định chạm bóng tinh tế để loại bỏ hậu vệ đối phương, trước khi ghi bàn bằng một cú volley khi bóng vẫn còn trên không.

Tất cả những gì thủ môn Andy Goram có thể làm trong tình huống này là đổ người làm nền cho siêu phẩm của Paul Gascoigne. Ấn tượng hơn nữa là bàn thắng này được thực hiện chỉ trong vòng 9 giây với 6 pha chạm bóng, kể từ đường phát bóng của thủ môn David Seaman. Pha lập công vào lưới Scotland vẫn được xem là khoảnh khắc kỳ diệu mà Gascoigne không bao giờ có thể lặp lại được, dù sau đó ông còn khoác áo đội tuyển Anh thêm 17 lần nữa và lập được một siêu phẩm vào lưới Moldova ở vòng loại World Cup.

Sau đó, Gascoigne bị HLV Glenn Hoddle loại khỏi đội hình Tuyển Anh đến Pháp dự World Cup 1998. Nguyên nhân được cho là lối sinh hoạt vô kỷ luật của cựu cầu thủ Tottenham. Cụ thể là hình ảnh Paul Gascoigne tiệc tùng, thác loạn thâu đêm được cánh săn ảnh tiết lộ chỉ một tuần trước ngày công bố danh sách đội hình đi Pháp.

Không lâu sau, Gascoigne tuyên bố giã từ sự nghiệp thi đấ quốc tế và ngày chìm đắm vào rượu chè. Bây giờ, “Cậu bé vàng” ngày nào của bóng đá Anh đang chết dần chết mòn vì lúc nào cũng sặc sụa hơi men cùng hàng loạt các scandal tấn công tình dục hay quấy rối trật tự.

>> Xem thêm: Keohay – Kèo nhà cái bóng đá trực tuyến hôm nay

Bài viết cùng chuyên mục