Paolo Rossi: Từ kẻ bán độ cho đến người hùng của tuyển Thiên thanh

Khái niệm “thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt” có thể được dùng với Paolo Rossi, người từng bị coi là kẻ bán độ rồi vụt sáng đưa ĐT Italia đến chức vô địch World Cup lịch sử.

Nói về thân thế và sự nghiệp, Paolo Rossi không phải tên tuổi nổi bật của làng bóng đá Italia. Paolo Rossi (sinh 23 tháng 9 năm 1956) tại Santa Lucia, thuộc tỉnh Prato, vùng Tuscany. Chưa đầy 17 tuổi, Paolo Rossi, chàng trai trẻ chuyên chơi ở vị trí trung phong cho Câu lạc bộ Cathlica Virtus, một đội bóng nhỏ của khu phố ngoại ô Florence đã thu hút sự chú ý của các nhà tuyển chọn lành nghề tới từ câu lạc bộ thành Turin.

Hợp đồng thi đấu cho Juventus nhanh chóng được ký, một điều đáng ao ước đối với bất cứ một chàng trai chưa đầy 17 tuổi nào sinh ra tại nước Ý. Nhưng đối với Paolo Rossi thì nó nhanh chóng biến thành một cơn ác mộng. Ngay trong những mùa bóng đầu tiên thi đấu cho Juventus, khi còn chưa được chơi ở đội hình 1 của câu lạc bộ mà mới chỉ ở đội trẻ, Paolo Rossi đã dính chấn thương nặng liên tiếp.Với chiều cao 1m74, tiền đạo này không có tốc độ, cũng chẳng được đánh giá cao về mặt thể lực, thậm chí kĩ thuật cá nhân cũng chỉ ở mức trung bình. Thể hình mảnh dẻ của anh không đối chọi lại được với lối đá cương mãnh của các hậu vệ đối phương và kết quả thường là Rossi rời sân trên cáng thương. Nặng nhất là một lần bị gãy cổ tay, sau đó thêm ba lần phải phẫu thuật vết chấn thương sụn chêm ở đầu gối. Các nhà lãnh đạo của Juventus không còn kiên nhẫn được nữa. Họ mua về một người hứa hẹn sẽ trở thành ngôi sao, chứ không phải là một thương binh quen thuộc với bệnh viện hơn là sân thi đấu.

Paolo Rossi bị reo bán sau đó nhưng không CLB nào kham nổi một tiền đạo chấn thương liên miên, có bảng thành tích xoàng xĩnh mà lại có mức giá cao như vậy. Sau khi tiếp tục làm bạn với giường bệnh tại CLB Como, Palo Rossi và anh tiếp tục được Juventus chuyển cho một câu lạc bộ khác mượn là Vicenza, một đội bóng khiêm tốn nằm ở thành phố hẻo lánh Lanerossi ở miền Bắc nước Ý. Bước đột biến đã xảy ra tại đây, khi huấn luyện viên của câu lạc bộ này quyết định chuyển Paolo Rossi – đang ở vị trí tiền đạo cánh quen thuộc – chơi bó vào giữa, vị trí của một trung phong thực thụ. Chính ở vị trí mới này, Paolo Rossi đã thực sự bùng nổ. Ngay trong mùa bóng đầu tiên 1976-1977 chơi cho Vicenza, Paolo Rossi đã ghi được 21 bàn thắng cho câu lạc bộ này và đưa ngay Vicenza lên chơi ở Serie A!

Ông được triệu tập lên ĐT Italia sau đó và là một trong các chân sút sáng giá nhất. Với một tài năng thiên phú trước khung thành đối phương, Rossi đã trở thành một trong những cái tên đáng chú ý nhất ở kỳ World Cup 1978. Với chỉ 21 tuổi, Rossi có 3 bàn thắng vào lưới đối phương, cùng với hai lần tạo điều kiện cho các đồng đội ghi bàn, Rossi có khi đó hướng tới một tương lai sáng lạn trước mắt.

Từ năm 1977 đến1979, Paolo Rossi vẫn tiếp tục ghi bàn đều đặn cho Vicenza. Thế nhưng những bàn thắng đó không cứu nổi Vicenza trước sức mạnh của các đội bóng khác. Câu lạc bộ Vicenza lại tụt hạng! Khi ấy, CLB bèn rao bán Paolo Rossi, con gà đẻ trứng vàng của họ, với giá 5 tỉ lire, tương đương với khoảng 3 triệu bảng Anh, gấp đôi khoản tiền mà họ đã bỏ ra khi mua anh từ Juventus. Chẳng một đội nào, kể cả Juventus, có thể kham nổi một cái giá chuyển nhượng kỷ lục vào thời điểm lúc bấy giờ như thế. Vậy là Paolo Rossi lại một lần nữa được đem cho mượn. Tuy nhiên, Paolo Rossi từ chối tới Napoli mà thay vào đó, anh quyết định đầu quân cho Perugia.

Italia thời điểm đó là một trong các giải đấu hàng đầu Châu Âu nhưng bị thao túng bởi thế lực Mafia. Chính vì vậy, việc dàn xếp tỉ số xảy ra như cơm bữa bất chấp sự quản lí mạnh tay đến từ BTC cũng như chính quyền. Ngày 30.12.1979, Perugia của Paolo Rossi gặp Avelino. Kết quả của trận đấu này là 2-2, trong đó cả hai bàn thắng của Perugia đều do Paolo Rossi ghi. Tháng 2.1980, bắt đầu xuất hiện những tin đồn là một số các trận đấu trong giải vô địch Ý đã bị “mua” tỷ số để phục vụ cho giới cá độ. Các nhà điều tra vào cuộc và vụ việc nhanh chóng bùng nổ thành một trong những vụ scandal lớn có nguy cơ nhấn chìm cả nền bóng đá Ý vào thảm họa, với hàng loạt những tên tuổi lớn như AC Milan và Lazio cũng dính chấu. Cả Perugia của Paolo Rossi cũng rơi vào vòng ngắm của các nhà điều tra. Ông bị phạt cấm thi đấu đến 2 năm, đúng vào giai đoạn đỉnh cao nhất trong sự nghiệp.

Trong giai đoạn thụ án phạt, Rossi trở lại Juventus, CLB mà ông khởi nghiệp và vào lúc HLV trưởng ĐT Italia Bearzot điền tên tiền đạo này danh sách 22 cầu thủ dự World Cup, Rossi mới chơi 3 trận cho Bianconeri vào cuối mùa 1981-82.

“Anh ấy rất quyết tâm chứng tỏ với cả thế giới anh ấy không phải là người xấu”, Giuseppe Bergomi, hậu vệ cánh khi đó mới 18 tuổi là đồng đội của Rossi ở TBN 1982, nói. “Thật ra, anh ấy khẳng định anh ấy chưa bao giờ làm gì sai”.

Bất chấp lời kêu oan của ông, các tifosi khi ấy xem ông là kẻ đáng khinh bỉ. Chẳng bởi thế mà khi Rossi được HLV Enzo Bearzot triệu tập cho VCK World Cup 1982, một làn sóng phản đối mạnh mẽ đã nổi lên ở xứ mỳ ống.

Italia lách qua khe cửa hẹp để vào vòng bảng thứ hai giữa những kêu gọi từ báo chí Italy yêu cầu loại Rossi khỏi đội hình xuất phát ngay lập tức. Nhưng Bearzot, một HLV cứng đầu, không lay tâm chuyển ý, ngay cả khi Rossi lại trắng tay ở trận thua 1-2 dưới tay ĐKVĐ Argentina.

Mặc dù gây thất vọng trước các CĐV nhà cùng với giới truyền thông vì màn trình diễn nghèo nàn ở vòng 1 World Cup năm đó, khi  không ghi được bàn thắng nào trong 3 trận hòa của ĐT Italia, nhưng người hâm mộ đã thực sự ngất ngây trước một Paolo Rossi bùng nổ ở vòng hai. Ông đã đóng góp rất nhiều vào thành tích thắng cả ĐKVĐ Argentina và ĐT Brazil với một phong độ cực kỳ chói sáng. Nó được thể hiện rõ nét nhất trong trận thắng 3-2 trước đối thủ đến từ xứ sở Samba. Trong đó, Paolo Rossi đã đóng góp cả 3 bàn thắng cho đội bóng áo thiên thanh. Đó là một màn rượt đuổi tỷ số vô cùng ngoạn mục, khi ĐT Ý liên tục là những người dẫn trước, và Brazil rất nỗ lực gỡ hòa. Nhưng họ chỉ làm được điều đó hai lần trong trận đấu, và cuối cùng chấp nhận gục ngã sau khi Rossi ấn định chiến thắng nghẹt thở bằng bàn thắng ở phút thứ 74 của trận đấu.

“Rossi là một cầu thủ phi thường”, John Foot, tác giả “Calcio: A History of Italian Football” (Calcio: Một lịch sử bóng đá Italy) đã nói. “Anh ấy là mẫu săn bàn rất đặc biệt. Anh ấy không sút bóng khéo léo hay như trái phá, tất cả chỉ là có mặt đúng lúc, đúng chỗ, và hiểu rõ các khoảng trống. Tất cả các bàn thắng của ông ở TBN đều như thế”.

“Chúng tôi đều chật vật ở vòng bảng, và Paolo không chơi đúng nhịp của anh ấy”, Bergomi nhớ lại. “Rồi anh ấy ghi 3 bàn vào lưới Brazil và không ai có thể ngăn anh ấy được nữa”. Rossi ghi thêm 2 bàn ở trận bán kết gặp Ba Lan, và 1 bàn ở trận chung kết với Tây Đức. Italy vô địch thế giới lần thứ 3, trong sự ngỡ ngàng của tất cả, còn Rossi giành Quả bóng vàng và trở thành huyền thoại.

Với 6 bàn thắng chỉ trong 3 trận, Paolo Rossi đã giành danh hiệu Vua phá lưới và “Cầu thủ xuất sắc nhất giải”. Cộng với chức vô địch, ông đã trở thành cầu thủ đầu tiên sở hữu trọn bộ 3 danh hiệu của World Cup. Đó chẳng khác nào câu chuyện cổ tích của Paolo Rossi! Từ con số không tới nhân vật vĩ đại của bóng đá Italia. Đó cũng chính là bệ phóng để huyền thoại này đoạt Quả bóng vàng châu Âu trong cuộc bình chọn sau đó, trở thành người Italia thứ 3 có vinh dự này sau Omar Sivori và Gianni Rivera.

“Bàn thắng quan trọng nhất của tôi chính là bàn đầu tiên. Nó giá trị gấp 3 lần các bàn thắng khác bởi nó đã mang tới cho tôi sự tự tin. Kể từ đó, mọi chuyện đã thay đổi. Tôi sẽ không bao giờ quên được bàn thắng ấy, ở trận gặp Brazil”, Paolo Rossi từng nói về giải đấu trên đất Tây Ban Nha.

Trở về với Juve cùng với những người đồng đội như Antonio Cabrini, Marco Tardelli, Gaetano Scirea và Claudio Gentile, cộng thêm Michel Platini và Zbigniew Boniek – hai trong số những ngôi sao ở kỳ World Cup mới diễn ra. Tất cả bọn họ đã tạo nên một Juventus hùng mạnh. Đội bóng chủ sân Del Alpi đã có chiếc cúp vô địch quốc gia Italia năm 1983, đoạt Scudetto và cúp C2 năm 1984 và lên ngôi ở cúp C1 sau khi đánh bại Liverpool ở trận chung kết năm 1985.

Sau khi giành được những thành công với đội bóng thành Turin, Paolo Rossi chuyển sang chơi cho AC Milan vào mùa hè năm 1985. Mặc dù không thật sự thành công trong màu áo của Rossoneri nhưng ông vẫn được gọi vào ĐTQG tham dự kỳ World Cup năm 1986 được tổ chức ở Mexico. Mặc dù vậy, Rossi đã từ chối tham gia đội tuyển và tuyên bố treo giày khi mới 31 tuổi.

>> Xem thêm: Keohay – Kèo nhà cái bóng đá trực tuyến hôm nay

Bài viết cùng chuyên mục