Miroslav Klose: Kẻ tầm thường đầy vĩ đại

Dù luôn bị coi là một tiền đạo cổ điển với khả năng tầm thường nhưng Miroslav Klose vẫn ghi danh mình vào lịch sử bên cạnh những người vĩ đại nhất thế giới túc cầu.

Miroslav Josef Klose sinh ngày 8/6/1978 tại thành phố Opole – Ba Lan.Năm 8 tuổi, Miroslav Klose chuyển đến Đức để thi đấu cho đội bóng làng SG Blaubach Diedelkopf ở giải hạng 7 quốc gia và đồng thời xin một chân vào xưởng mộc để học nghề.  Vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống thể thao nhưng Miroslav Klose lại bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp khá muộn.

Ở tuổi 16, Klose được cho thử vận may ở trường thể thao Edenbach trong tư cách một hiện tượng. Song dường như Chúa thử thách quyết tâm của Klose, anh bị gửi trả về “địa phương” ngay sau ngày đầu tiên tập thử. Nếu một tài năng bị từ chối ở độ tuổi đó, anh ta sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản và khó có thể tạo ra đột phá vào bóng đá chuyên nghiệp.

Klose, dù vậy, vẫn kiên trì ở lại Blaubach-Dielekopf trước khi chuyển tới FC Homburg năm 1998. Đội bóng hạng 3 ban đầu đăng ký Klose vào đội hình 2 (khi đó đang tham dự giải hạng 5) và sau một thời gian mới đôn anh lên đội một. Trớ trêu là, một trong những yếu tố đưa đến quyết định này của BLĐ CLB không phải vì Klose phát tiết tài năng, mà FC Homburg đang đối mặt với rắc rối tài chính và buộc họ phải đưa một số cầu thủ từ đội 2 lên.

Khi anh vừa bước sang tuổi 21, một tuyển trạch viên của FC Kaiserslautern trong chuyến thăm bất thường đến ngôi làng xa xôi đã phát hiện ra Klose. Sau nhiều năm, kể từ lần bị trường thể thao Edenbach từ chối phũ phàng, Klose mới thấy ánh sáng trong sự nghiệp.

Tháng 4/2000, Klose mới có trận ra mắt ở Bundesliga trong màu áo của Kaiserslautern. Nhưng chàng trai gốc Ba Lan khi đó đã có những màn chào sân khá ấn tượng. Mùa bóng 2001/02, Klose ghi được 16 bàn thắng cho Kaiserslauten, thành tích giúp anh trở thành một trong những chân sút xuất sắc Bundesliga khi đó.

Điều đó đã khiến cho Klose trở thành trung tâm của một cuộc tranh cãi giữa Đức và Ba Lan khi đích thân HLV trưởng của đội tuyển Ba Lan khi đó là Jerzy Engel đã tới gặp anh nhằm thuyết phục Klose về thi đấu cho đội tuyển quê nhà. Nhưng Klose đã từ chối và quyết định ở lại Đức khoác áo Die Mannschaft.

Miroslav Klose đã xuất hiện và ghi bàn theo phong cách rất bình dân, dù pha bóng đó đại đa số cầu thủ khác sẽ đệm còn Miro thì ngược lại, anh thích sử dụng đầu hơn. Tất nhiên ai cũng biết rằng Klose là tiền đạo chơi đầu xuất sắc bậc nhất thời đại của mình dù chiều cao không thật sự lý tưởng. Kể từ màn ra mắt hoàn hảo cho Die Mannschaft, không ai ngờ rằng chàng tiền đạo đến từ Ba Lan này sẽ một ngày nào đó ngồi chung mâm với, thậm chí nổi bật hơn, Gerd Muller, Jurgen Klinsmann hay Oliver Bierhoff. World Cup 2002, người Đức bắt đầu đặt trọn hy vọng một trung phong mới nổi.

“Tiền đạo nhà người ta chưa bao giờ làm chúng ta thất vọng”, Klose lập hat-trick trong trận đấu đầu tiên của Đức gặp Ả Rập Saudi, ghi bàn thắng duy nhất trong trận hòa với Ireland và nổ súng liên tiếp ở trận cuối vòng bảng với Cameroon. Cỗ xe tăng Die Mannschaft bon bon tiến vào chung kết với các bàn thắng được ghi ở vòng 16 đội, tứ kết và bán kết do công của Neuville và Michael Ballack nhưng để thua một Brazil đến từ ngoài hành tinh ở trận chung kết.

Đó là một cột mốc không thể quên trong sự nghiệp Klose. Bảy năm trước, anh bị trả về nhà dù được đánh giá là một hiện tượng tài năng; 3 năm trước anh còn chơi ở hạng 5, và giờ là một trong số ít những cá nhân có thể đặt kỳ vọng trong việc giúp Die Mannschaft có mặt ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào năm sau.

Trở về Bundesliga, Klose tiếp tục bay cao ở đấu trường cao nhất nước Đức với 19 bàn thắng mùa giải 2002/03, giúp anh đạt được bước tiến trong sự nghiệp khi chuyển sang Wender Bremen năm 2004. Với Klose trong đội hình, Bremen cán đích Bundesliga ở vị trí thứ 3, trong đó công lao lớn nhất thuộc về chàng tiền đạo tân binh khi đóng góp đến 15 bàn cho đội. Trước khi World Cup 2006 diễn ra ngay trên nước Đức, nội bộ của Die Mannschaft lục đục bởi những xung đột còn tồn lại dưới thời của Rudi Voller khi đội bóng không thể vượt qua vòng bảng Euro 2000 và 2004. Một cuộc cách mạng đang diễn ra.

Trong hầu hết sự nghiệp quốc tế của mình, Klose nhận được sự hỗ trợ khá hạn chế từ hàng tiền vệ. Nhưng khi anh có cơ hội, anh thường biết cách chớp lấy nó.

Ví dụ như cú đánh đầu buộc Argentina phải bước vào hiệp phụ tại World Cup 2006, hay những bàn thắng vào lưới Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ ở tứ kết và bán kết EURO 2008. Đức trong cả 2 giải đấu này đều không bước lên đỉnh, song sẽ không quá nếu nói rằng vị trí thứ năm 2006 và thứ nhì năm 2008 của Die Mannschaft có được nhờ phần lớn đóng góp từ Klose.

Khi không ghi bàn, Klose tạo cơ hội cho đồng đội bằng khả năng chạy chỗ hút hậu vệ đối phương hay những đường chuyền. Sự khác biệt Klose mang lại giúp anh luôn trở thành sự lựa chọn ưu tiên của Juergen Klinmanns trước Mario Gomez, bất chấp Super Mario có thời điểm thể hiện tần suất ghi bàn tốt hơn.

Dù vậy, Klose hiểu giới hạn của mình và sẽ không phải lúc nào cũng được chào đón ở đội tuyển. Khi anh lựa chọn tiếp tục cống hiến cho Die Mannschaft sau World Cup 2010, đó là quyết định mang tính rủi ro. Bởi khi bước vào EURO 2012, anh đã 34 tuổi. Nhưng trong suốt hành trình vòng loại để đến Ba Lan-Ukraine, Klose đều ghi ít nhất 1 bàn mỗi lần được ra sân. Chỉ có 6 trận vào sân, anh vẫn ghi tới 9 bàn và 2 pha kiến tạo, trở thành tiền đạo có hiệu suất cao thứ nhì thời điểm đó sau Klaas-Jan Huntelaar.

Hai năm sau, ở tuổi 36, Klose chứng minh anh vẫn có điều gì đó để lại cho “Cỗ xe tăng”. Thậm chí trong năm tháng hoàng hôn của sự nghiệp, Klose vẫn có 2 bàn tại World Cup 2010. Bàn gỡ hòa trước Ghana của anh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ tinh thần cho Die Mannschaft ở vòng bảng, trong khi bàn thứ 2 đưa anh san bằng kỷ lục ghi bàn của “Rô béo” tại các kỳ World Cup.

Klose không có tiếng nói quyết định ở trận chung kết trên đất Nam Phi, nhưng anh đã chơi trận cuối cùng trong sự nghiệp quốc tế không thể chê trách. Không còn nhanh nhẹn và thể chất tốt nhất, Klose vẫn có mặt trên sân 88 phút trước khi bị thay ra.

Không nhiều cầu thủ có cơ hội giải nghệ với chức vô địch World Cup, và Klose là một đặc quyền. Anh xứng đáng có được vinh dự đó, sau những gì đã cống hiến.

Klose là một tay săn bàn thượng thặng, song lịch sử có không ít những sát thủ trong vòng cấm kiểu như anh. Klose đặc biệt ở chỗ anh đã làm được điều mà Lionel Messi, Thierry Henry và Diego Maradona không có đủ dũng khí để làm: thừa nhận hành vi gian dối.

Ngày 26/9/2012, Serie A chứng kiến một sự kiện hiếm có. Phút thứ tư của trận Lazio gặp Napoli, Klose theo bản năng đã dùng tay đưa bóng vào lưới. Sau khi ăn mừng, có lẽ lương tâm trỗi dậy, anh đã thừa nhận với trọng tài Luca Banti việc mình ghi bàn sai luật. Banti nghe theo Klose, khước từ bàn thắng và cho Napoli hưởng quả đá phạt.

Klose đã chuẩn bị tinh thần để nhận một thẻ vàng. Nhưng cánh tay của Banti không cho vào túi móc thẻ, mà chìa ra để bắt tay tiền đạo người Đức. Các cầu thủ Napoli, đặc biệt là thủ thành Morgan De Sanctis, cũng ôm lấy Klose như thể anh là đồng đội của họ. Chỉ trước đó một năm, AC Milan và Juventus hòa nhau 1-1 trong một trận đấu mà trọng tài đã tước đi bàn thắng hợp lệ của Sulley Muntari. Thủ thành Gianluigi Buffon nói thẳng là anh không kịp nhìn thấy bóng đá qua vạch vôi chưa, nhưng nếu có thì anh cũng… chẳng nói. Ở một xứ sở mà bóng đá đi liền với sự thực dụng, hành động của Klose quả thực rất khác biệt và có sức lan tỏa lớn.

Ngày 15/5/2016, Klose đá trận cuối cùng trong màu áo Lazio, không ai biết đấy cũng sẽ là trận đấu khép lại sự nghiệp của tiền đạo này. Hôm ấy, Klose ghi bàn thứ 54 trong màu áo Lazio, để trở thành chân sút nước ngoài ghi nhiều bàn nhất trong lịch sử CLB này. Khi người phát thanh đọc danh sách các cầu thủ ra sân, đến tên của tiền đạo người Đức thì chỉ đọc phân nửa là “Miroslav”, các khán đài đồng thanh hô tiếp “Klose”. Các cầu thủ Lazio hôm ấy mặc áo thun có tên anh trên đó để tri ân và chào từ biệt. Antonio Candreva nói sau trận đấu: “Chúng tôi chia tay một tài năng, một người bạn, một người anh, một người thầy và một huyền thoại. Klose luôn là tấm gương của chúng tôi trên sân tập lẫn thi đấu”.

Không chỉ trung thực, Klose còn khiêm tốn – một sự khiêm tốn đáng ngạc nhiên với một trung phong hàng đầu thế giới như anh. Anh là chân sút ghi nhiều bàn nhất trong lịch sử đội tuyển Đức (71 bàn), cũng là chân sút số một lịch sử World Cup (16 bàn). Vì quá yêu Ronaldo, đã có nhiều người hơi “giận” khi anh phá kỷ lục ghi bàn tại World Cup của huyền thoại người Brazil. Nhưng ngày anh đi vào lịch sử, chính Ronaldo cũng đã chúc mừng.

>> Xem thêm: Keohay – Kèo nhà cái bóng đá trực tuyến hôm nay

Bài viết cùng chuyên mục