Fernando Torres: Bản tình ca dang dở

Fernando Torres là một thần tượng tuyệt vời của thế hệ xem bóng đá khoảng hơn 1 thập niên qua. Dù anh bừng sáng rồi lụi tàn nhanh chóng, những tình cảm của NHM dành cho siêu sao này chưa bao giờ thay đổi.

Ngày 21/6/2019, Torres tuyên bố giải tại Nhật Bản, khép lại một sự nghiệp như bản tình cao cùng nhưng cũng đọng lại những nốt trầm. Dù vậy, NHM sẽ không bao giờ quên anh, một tài năng đích thực, một biểu tượng và một nỗi luyến tiếc tột cùng.

Fernando Torres sinh ngày 20/3 tại Fuenlabrada thuộc khu cộng đồng tự trị Madrid trong gia đình có truyền thống yêu bóng đá. Khi còn nhỏ, “El Nino” (nghĩa là đứa trẻ bởi ngoại hình không giờ đúng tuổi của Torres) thường được ông nội – một người hâm mộ chân chính của Atletico Madrid – kể nghe về bóng đá và chính ông là người đã dẫn dắt Torres đến với niềm đam mê sân cỏ. Tuy nhiên, mẹ của Torres – bà Flori Sanz lại muốn anh trở thành một viên chức nhà nước nhưng dưới sự “bảo kê” của ông nội, Torres vẫn được tung tăng chơi bóng.

Anh khởi nghiệp ở vị trí thủ môn nhưng sau những lần bị bóng văng thẳng vào mặt, Torres quyết định chuyển sang chơi tiền đạo để “trả thù”. Anh vứt bỏ đôi găng tay và gia nhập câu lạc bộ được thành lập bởi một quán cà phê địa phương – Mario’s Holland để rồi đó chính là đường băng giúp sự nghiệp của anh cất cánh. 3 năm sau, Fernando Torres được các tuyển trạch viên của Rayo 13 chọn vào đội hình thi đấu 11 người, trở thành một trong 3 cầu thủ đủ tiêu chuẩn thử việc tại Atletico Madrid. Đó là vào năm 1995, và 10 năm sau nữa, cậu nhóc trưởng thành từ khu cộng đồng tự trị mà đa số chỉ toàn là công nhân nắm giữ một phần linh hồn của sân Vicente Calderon.

Năm 2001, Fernando Torres được đôn lên đội 1 của Atletico Madrid và anh lập tức chiếm lấy trái tim của người hâm mộ đội bóng sọc Đỏ-Trắng bởi lối chơi mạnh mẽ cùng vẻ ngoài lãng tử của mình. Trong 6 năm thi đấu cho đội bóng mà người ông mình yêu mến, Torres đã làm được nhiều điều phi thường khi trở thành thủ quân trẻ nhất lịch sử (19 tuổi).

Năm 2007, sau khi Torres hoàn tất vụ chuyển nhượng tới Liverpool, cây bút nổi tiếng về bóng đá Tây Ban Nha là Sid Lowe trên tờ Guardian đã đặt câu hỏi: “Torres sẽ trở thành Á thần mới của Liverpool hay chỉ là một chàng Fernando tầm thường?”. Dĩ nhiên, chẳng có canh bạc nào cả. 27 triệu bảng mà The Kop bỏ ra cho Torres đáng giá tới từng xu. Anh nhanh chóng trở thành thần tượng tại sân Anfield khi nổ súng liên tục.

Ngay trong trận đầu tiên thi đấu ở Anfield, anh vượt qua Tal Ben Haim chỉ bằng một cú đẩy bóng nhẹ nhàng và dứt điểm hạ gục Petr Cech. Trên sóng truyền hình, bình luận viên của Sky Sports không giấu nổi sự phấn khích: “Bàn thắng đầu tiên ngay trong trận đầu tiên ở Anfield và ghi bàn rất phong cách. Có lẽ bạn không thể nào có sân khấu lớn hơn thế để gây ấn tượng đầu tiên”. Còn với cổ động viên Liverpool, kể từ đó họ có một nguồn cảm hứng để chờ đợi mỗi cuối tuần. Trên khắp khán đài Anfield luôn vang vọng những tiếng hát “Fernando Torres, số 9 của Liverpool”.

Mùa giải đầu tiên của “El Nino” trong màu áo của Liverpool vẫn khiến người ta không khỏi thổn thức mỗi khi nhắc về, anh đơn giản là không thể nào ngăn cản; 2 cú hat-trick liên tiếp trên sân nhà vào lưới của Middlesbrough và West Ham United đã giúp Torres trở thành người đầu tiên sau hơn 60 năm làm được điều này kể từ thời của Jackie Balmer. Anh kết thúc giải đấu với thành tích 29 bàn, vượt qua thành tích 20 bàn một mùa của Robbie Fowler mùa giải 1995/96, san phẳng thành tích của Michael Owen và chỉ chịu thua Cristiano Ronaldo trong cuộc đua tới danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu” mùa 2007/08.

Đó là những ngày mái tóc vàng tung bay trên cầu trường cùng những sải chân thần tốc; những ngày mà pha đỡ bóng rồi xoay người dứt điểm ghi bàn vào lưới Inter Milan hay cú đánh gót điệu nghệ cho Steven Gerrard lập công ở trận derby vùng Merseyside làm tất cả chúng ta mê mẩn. Vẻ ngoài điển trai nhưng hiền lành của Torres không chỉ hạ gục bất cứ cô gái nào, nhưng anh không để điều đó làm thứ đại diện cho mình. Torres là một người hướng nội, và anh để những màn trình diễn trên sân cỏ lên tiếng. Người hâm mộ Liverpool đã may mắn được chứng kiến những năm tháng đỉnh cao nhất của Torres trong màu áo đội bóng mà họ hâm mộ.

Trong trận chung kết EURO 2008, một hậu vệ giàu kinh nghiệm khác là Philipp Lahm cũng ôm hận vì Torres. Sau đường chọc khe của Xavi Hernandez, một mình Torres băng lên và nhận sự truy cản của 3 cầu thủ phòng ngự tuyển Đức. Lúc này, Lahm cho rằng anh có ưu thế và quyết định che chắn để thủ môn Jens Lehmann lao ra ôm gọn.

Bằng một sức rướn đáng kinh ngạc, Torres lao lên, tung cú chích mũi giày tinh tế. Bóng vượt qua tầm kiểm soát của Lehmann rồi nằm gọn trong lưới. Tây Ban Nha giành chức vô địch EURO, mở ra thời kỳ vàng son cho bóng đá xứ bò tót.

Torres ở Liverpool và trong màu áo Tây Ban Nha lúc ấy đều xuất sắc. Thế nhưng, chỉ có đội tuyển quốc gia mới đem lại cho anh những danh hiệu. Anh để lại sân Anfield ký ức về tiền đạo đẳng cấp với gương mặt đẹp trai và mái tóc dài lãng tử.

Nhưng càng về sau, những chấn thương càng ảnh hưởng trực tiếp tới lối chơi của anh. Đầu tiên là vấn đề về gân khoeo ở mùa giải 2008/2009, sau đó là chấn thương đầu gối cần phải mổ ở cuối mùa giải 2009/2010. Chúng kìm hãm Torres lại dù anh vẫn là chân sút số một của Liverpool, đi cùng với đó là nỗi khát khao danh hiệu cháy bỏng dù những màn trình diễn của anh thì không cần phải chê trách.

Ngày 31/1/2011, Fernando Torres bất ngờ chuyển đến thành London để cập bến Stamford Bridge với mức phí chuyển nhượng lên đến 50 triệu bảng Anh. Ngay lập tức, một làn sóng phẫn nộ bùng phát tại vùng Merseyside với băng rôn và biểu ngữ có nội dung Torres là “một Judas”. Họ đốt áo anh, nguyền rủa anh bởi đã “dám” rời bỏ sân Anfield; họ mắng nhiếc, nói Torres là kẻ phản bội bởi vì đã phụ bạc Liverpool, nơi chắp cánh cho tên tuổi của mình. Nhưng họ không thể hiểu rằng một khi tình yêu không còn thực tế sẽ chỉ đem lại cho con người ta đau khổ, và Fernando Torres muốn để lại phía sau sự dang dở để tìm hạnh phúc riêng cho mình – một danh hiệu thực sự.

Kể từ đó, cái tên “Torres” được dùng để ám chỉ những tiền đạo chân gỗ. Sau 4 tháng và 13 trận, anh mới có bàn thắng đầu tiên cho Chelsea. Từng có lúc cơn khát bàn thắng của anh kéo dài tận 11 giờ đồng hồ trên sân. Và với ngần ấy thống kê, người ta có thể hiểu vì sao Torres bị lấy ra làm hình ảnh so sánh mỗi khi có một gã nào đó bỏ lỡ cơ hội ngon ăn. Điều này khiến những người yêu mến anh cảm thấy đau đớn.

Dẫu rằng tại Chelsea, anh có những danh hiệu như Europa League, Champions League đầy danh giá – phần thưởng cho tài năng của anh, nhưng những gì anh thể hiện tại đây chỉ mang đến cho người hâm mộ sự tiếc nuối khôn nguôi.

Thời gian là thứ những người hâm mộ “El Nino” bấu víu vào đó để tin sẽ lại là Torres với những pha bứt tốc ngoạn mục, những cú ra chân nhanh mà khi những thủ môn chưa kịp phản xạ thì bóng đã nằm gọn trong lưới.

Năm 2015, Fernando Torres có mặt tại Anfield để tham gia một trận đấu từ thiện của Steven Gerrard và Jamie Carragher. Trên các khán đài, những cổ động viên Liverpool hát vang: “Chiếc băng tay đã chứng minh anh nên mang áo đỏ, Torres, Torres. You’ll never walk alone hiện rõ. Chúng ta mang anh về từ Tây Ban Nha đầy nắng. Anh nhận bóng và lại ghi bàn, Fernando Torres, số 9 của Liverpool”. Đó là bài hát mà những Liverpudlians viết riêng cho Torres.

“Có lẽ đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong năm qua đối với tôi. Trong trận đấu cuối cùng khoác áo Chelsea trên sân Anfield, tôi đã bị la ó. Thật đáng buồn. Được trở lại và nghe bài hát của mình từ khán giả, tôi cảm thấy an lành.

Tôi biết mình đã làm họ tổn thương và ở góc cạnh nào đó, trái tim tôi cũng tan nát. Khi có kỷ niệm ở Anfield như vậy, tôi cảm thấy mình thật quá, quá may mắn”, Torres chia sẻ sau trận đấu từ thiện. Với các cổ động viên Liverpool, Torres luôn là một tình yêu lớn.

Mùa giải 2014/15, anh chuyển sao khoác áo AC Milan dưới hình thức cho mượn rồi quay trở về đội bóng niên thiếu Atlectico để nói lời chia tay còn dang dở.

Chúng ta không cần nói nhiều về chiếc cúp vàng thế giới và 2 chiếp cúp châu Âu trong 4 năm đỉnh cao của Torres ở tuyển quốc gia để ca ngợi tài năng của của anh nữa mà chúng ta nên nói về lòng dũng cảm, sự khát khao mang tính biểu tượng của “Đứa trẻ” này.

Ở bất kỳ lăng kính nào, người ta cũng có thể tự chọn cho mình một góc nhìn riêng về Torres, nhưng để căm ghét anh thì không. CĐV Liverpool có thể không ưa anh vì những phát biểu động chạm sau khi chuyển tới Chelsea. Song khi những bàn thắng trong màu áo đỏ hiện ra ở những đoạn băng cũ, chẳng ai là không khỏi thấy bồi hồi.

Khi Torres nói lời tạm biệt bóng đá, ít nhiều người cũng cảm thấy có gì đó khép lại.

Torres từng không chỉ là người hùng, là thần tượng của các CĐV Liverpool, mà còn là cả thanh xuân của nhiều thế hệ, những người tắm trong các trận cầu nảy lửa của Premier League hay Champions League, khấp khởi chờ những cuộc chạm trán Liverpool – Chelsea hay Liverpool – MU.

>> Xem thêm: Keohay – Kèo nhà cái bóng đá trực tuyến hôm nay

Bài viết cùng chuyên mục