Antoine Griezmann – Vũ điệu “Hotline Bling” giờ còn đâu?

Đã bao giờ bạn chứng kiến một người ngước nhìn bầu trời xanh thật lâu, thi thoảng lại thở dài, rồi cúi đầu, hạ mắt ? Đó có thể là mệt mỏi, là cô quạnh, là bất lực, là đau thương…là vô vàn những thứ cảm xúc đang đan xen, nhưng chắc chắn không bao gồm hạnh phúc. Và ở Camp Nou cũng đang có một người như vậy. Không ai khác, anh là Antoine Griezmann !

Mùa giải 2019/2020 đã chứng kiến sự sụp đổ của đế chế Barcelona trên nhiều phương diện. Ở đấu trường quốc nội, đội bóng xứ Catalan bị Real Madrid cướp ngôi vô địch La Liga dù đã có thời điểm họ hơn đại kình địch tới 8 điểm. Trước đó, thất bại muối mặt 0-1 trước Athletic Bilbao cũng khiến Barcelona chia tay Cúp nhà vua Tây Ban Nha ngay tại vòng tứ kết.

Nhưng đấy chưa phải là dấm chấm hết cho một mùa giải bạc nhược của Barcelona. Tấn bi kịch – nỗi ô nhục thế kỷ với thất bại 2-8 trước Bayern Munich tại tứ kết Champions League như giọt nước tràn ly cho sự chịu đựng mà các Cules đang phải nếm trải. “Ghế nóng” tại Camp Nou đổi chủ lần hai khi HLV trưởng Quique Setien chính thức bị sa thải. Nhiều quan chức mất việc và hàng loạt các ngôi sao trong đội được đồn đoán sẽ bị đem bán trong phiên chợ hè.

Làn sóng tẩy chay chủ tịch Josep Maria Bartomeu, yêu cầu ông này từ chức lớn chưa từng có. Đỉnh điểm là khi đội trưởng Lionel Messi đã gửi thông báo đến BLĐ đội bóng để yêu cầu được ra đi. Và trong số hàng trăm, hàng nghìn sự hỗn loạn đó Antoine Griezmann cũng được xem là một ví dụ điển hình cho sự thất bại trong năm đầu tiên của thập kỷ mới với Barcelona.

Trở lại quá khứ, vào ngày 12/07/2019, báo chí thế giới bàng hoàng xác nhận thương vụ Antoine Griezmann chuyển từ Atletico Madrid đến đã hoàn tất với mức phí lên đến 120 triệu euro, bằng đúng điều khoản phá vỡ hợp đồng. Điều này khiến chân sút người Pháp trở thành bản hợp đồng đắt giá thứ 3 trong lịch sử đội bóng xứ Catalan, chỉ sau Ousmane Dembele và Philippe Coutinho. Đắt giá là vậy, nhưng đây cũng là một trong các vụ chuyển nhượng để lại tai tiếng nhất trong lịch sử bóng đá Tây Ban Nha.

CĐV Atletico Madrid gần như phát điên. Họ chửi rủa, đập phá tất cả tàn dư của Griezmann tại đội bóng sọc đỏ trắng. Rõ ràng khi tình yêu của họ dành cho Griezmann quá lớn, nó sẽ biến thành sự thù hận sâu sắc vào ngày anh ra đi. Giới chủ Atletico thì tức giận cho rằng Barcelona đã qua mặt họ để “đi đêm” với Griezmann ngay từ tháng 3/2019 nhằm đạt thỏa thuận cá nhân trước. Cũng chính qua từng lần tiếp xúc đó mà Barcelona biết được điều khoản phá vỡ hợp đồng của Griezmann sẽ giảm từ 200 triệu euro xuống 120 triệu euro trong mùa hè. Nói cách khác, ngôi sao xuất sắc nhất của Atletico đã là người của Barcelona từ khi mùa bóng 2018/2019 còn chưa khép lại. Đó là một cái tát đau vào niềm kiêu hãnh của những người yêu Rojiblancos.

Còn về phía các Cules thì sao? Tất nhiên họ vui mừng khi đội bóng con cưng đưa về một bom tấn thực sự. Nhiều người đã kỳ vọng với sự góp mặt của Griezmann, mũi đinh ba hủy diệt trên hàng công gồm Griezmann, Messi và Luis Suarez sẽ khiến mọi đối thủ tại Châu Âu khiếp sợ, như cái cách mà M-S-N từng làm trong quá khứ. Không đặt niềm tin sao được khi tân binh của họ luôn “nổ súng” đều đặn trên 20 bàn thắng/mùa trong quãng thời gian 5 năm chơi bóng cho Atletico.

Tuy nhiên đó chắn chắn không phải là cảm xúc của tất cả ! Rất nhiều người phản đối thương vụ này bởi lẽ trước đấy một năm Griezmann từng lật kèo Barcelona vào phút chót để ở lại Atletico. Đến nỗi BLĐ Barcelona phải hủy bỏ lễ ra mắt Griezmann tại Camp Nou vì họ sợ vấp phải biểu hiện quá khích từ CĐV.

Thậm chí ngay cả đội trưởng Lionel Messi cũng được cho là chẳng ưa gì sự xuất hiện của cầu thủ sinh năm 1991. Phần đông cho rằng Messi muốn tái hợp Neymar hơn. Bản thân Messi trong ngày tân binh ra mắt đội bóng mới cũng tỏ ra hoàn toàn thờ ơ. Griezmann ra mắt Barcelona vào ngày 14/07 khi cả đội đang có chuyến du đấu ở Nhật Bản. Để chào đón tân binh đắt giá, đội hình chính Barcelona đã gửi cho Griezmann những video chào đón rất nồng ấm. Người duy nhất giữ im lặng là Messi. Sự kiện này ồn ào đến mức cánh báo chí tại Tây Ban Nha đã phải phòng vấn Messi, tra hỏi tại sao anh không chào đón đồng đội mới. Khi đó Messi trả lời một câu chung chung: “Sẽ là dối trá nếu nói rằng tôi không chào đón cậu ấy!”. Rõ ràng đây là thương vụ mà ngay từ đầu đã vấp phải nhiều trắc trở và sóng gió, như một dự cảm chẳng lành về số phận của cựu cầu thủ của Real Sociedad trong màu áo mới.

Và đúng như dự đoán, chỉ một năm sau ngày Griezmann chuyển đến Barcelona, đa phần đều cho rằng đây là thương vụ thất bại. CĐV Atletico có dịp hả hê khi trong trận đấu với chính kình địch ngay tại Camp Nou, “Judas” trong mắt họ ngồi lặng lẽ trên băng ghế dự bị với đôi mắt đượm buồn và chỉ được vào sân khi bảng điện tử hiện lên thời gian đá bù giờ.

Và đúng như dự đoán, chỉ một năm sau ngày Griezmann chuyển đến Barcelona, đa phần đều cho rằng đây là thương vụ thất bại. CĐV Atletico có dịp hả hê khi trong trận đấu với chính kình địch ngay tại Camp Nou, “Judas” trong mắt họ ngồi lặng lẽ trên băng ghế dự bị với đôi mắt đượm buồn và chỉ được vào sân khi bảng điện tử hiện lên thời gian đá bù giờ

Chỉ vỏn vẹn một năm trôi qua, mà quá nhiều biến cố đã ập đến với nhà vô địch World Cup 2018. Một Griezmann vui vẻ, giàu nhiệt huyết trong màu áo Atletico và ĐTQG Pháp đang dần dần biến mất, thay vào đó mà một con người trầm lặng, khắc khổ hơn.

Nếu theo dõi Griezmann trong quá khứ, chúng ta sẽ hiểu được đây là một ngôi sao hài hước, vui tính, thường xuyên “bắt trend” và tương tác rất nhiều với người hâm mộ trên mạng xã hội. Tính cách lạc quan đó đến ngay từ cả các pha ăn mừng của cầu thủ người Pháp. Ngoài kiểu ăn mừng nhún nhảy quen thuộc bắt chước trong game Fortnite thì điệu nhảy “Hotline Bling” từng gây bão tại Euro 2016 cũng được Griezmann thể hiện trong suốt một thời gian dài. Sẽ không sai khi nói rằng chính Griezmann từng góp phần tạo nên cơn sốt ca khúc “Hotline Bling” trên khắp thế giới. Bởi sau đó, chủ nhân của ca khúc là Rapper người Canada, Drake đã phá vỡ kỷ lục của ông hoàng nhạc pop Michael Jackson khi nhận được 13 đề cử tại Giải thưởng âm nhạc Mỹ 2016. Nhưng nếu chỉ nghe giai điệu, rất khó có thể nhận ra đây là một bài hát đầy tâm trạng.

Nhưng dường như ca khúc đó cũng lột tả được phần nào những gì Griezmann đang trải qua tại Barcelona. Trong bài hát có câu: “Ever since I left the city, you. Got a reputation for yourself now. Everybody knows and I feel left out”, tạm dịch là: “Khi tôi rời thành phố của mình, để có được danh tiếng cho bản thân, nhưng ai cũng biết rằng tôi đã cảm thấy bị bỏ rơi”.

Đúng vậy, khoảnh khắc Griezmann rời Atletico có lẽ sẽ ám ảnh anh đến suốt đời. Barcelona cho anh danh tiếng, tiền bạc và tham vọng vô địch Champions League, nhưng Wanda Metropolitano mới thực sự là nhà của Griezmann, nơi anh được là chính mình. Griezmann đang cảm thấy lạc lõng, cô độc trong chính sự lựa chọn của anh.

Nhưng nếu nói Messi là nguyên nhân chính dẫn đến việc Griezmann sa sút không phanh thì hoàn toàn sai lầm. Thực tế phong độ của Griezmann đã giảm rất nhiều kể từ khi rời Atletico. Griezmann không tìm được tiếng nói chung với bộ đôi Messi và Suarez dù thường xuyên được trao cơ hội. Kể từ khi lên nắm quyền, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của HLV Quique Setien là đánh thức tiềm năng của Griezmann, nhưng chiến lược gia 61 tuổi này đã thất bại hoàn toàn. Dù cho là sơ đồ 4-3-3 với Griezmann dạt cánh trái, hay 4-4-2 và 4-3-1-2 với Griezmann đá tiền đạo đều không phát huy được tác dụng. Griezmann thường xuyên di chuyển không hợp lý và cắt vào phạm vi hoạt động của đồng đội, đặc biệt là Messi. Điều này khiến những pha lên bóng của Barcelona mất đi sự sát thương cần thiết.

Về lý thuyết, một cầu thủ đã dành cả sự nghiệp để thi đấu tại La Liga lẽ ra phải ngay lập tức hòa nhập với Barcelona. Vậy tại sao Griezmann không thể tỏa sáng ở Nou Camp? Câu hỏi này tưởng chừng rất khó trả lời, nhưng nếu nhìn rộng ra, chẳng hề phức tạp như chúng ta nghĩ.

Griezmann là mẫu tiền đạo luôn cần một “bạn diễn” có tố chất sức mạnh, giỏi càn lướt, đồng thời sở hữu khả năng làm tường, biết cách hi sinh để đồng đội tỏa sáng. Nói cách khác, đó chính là mẫu tiền đạo “Target Man”. Ở Atletico là Diego Costa, còn trong màu áo ĐT Pháp, Olivier Giroud chính là hiện thân chẳng thể tuyệt vời hơn. Khi ấy Griezmann chính là ngòi nổ chủ lực trong mỗi đợt lên bóng còn “bạn diễn” của anh chỉ đóng vai trò “chim mồi”, tạo khoảng trống. Nhưng ở Barcelona lại là một câu chuyện khác. Anh không còn là ngôi sao sáng nhất trên hàng công và phải chấp nhận làm nền, hỗ trợ nhiều hơn cho bộ đôi Suarez và Messi.

Kể từ tháng 3/2020 đến khi mùa giải khép lại, bom tấn của Barcelona chỉ ghi vỏn vẹn 1 bàn thắng và không có bất cứ pha kiến tạo thành công nào sau tổng cộng 13 lần ra sân trên mọi đấu trường. Đó đâu phải là thông số của một cầu thủ có giá trị chuyển nhượng lên đến 120 triệu euro. Thậm chí nó còn thua xa cả thành tích của sao mai mới 17 tuổi như Ansu Fati. Điều đó dẫn đến việc Griezmann dần mất chỗ đứng trong đội hình chính, nhất là trong những cuộc đại chiến với các đội bóng lớn. Ở thảm họa tại Lisbon trước Bayern Munich, Griezmann cũng chỉ được tung vào sân ở hiệp 2 khi tỉ số đã là 1-4, chơi vô hồn và chẳng tạo ra bất cứ dấu ấn đáng kể nào trên sân.

Mới nhất, chủ tịch Bartomeu đã phải tổ chức họp báo giữa làn sóng tẩy chay từ người hâm mộ để xin lỗi và làm rõ tương lai của đội bóng. Một trong số đó là tương lai của các cầu thủ. Và bất ngờ khi Griezmann vẫn là 1 trong 7 cái tên được xem là “bất khả xâm phạm”.

Luis Suarez nhiều khả năng sẽ bị bán do gánh nặng tuổi tác còn Messi dường như cũng đã quá chán nản với sự sa sút của đội bóng, cũng muốn tìm đường ra đi. Đó phải chăng là tín hiệu tốt cho sự nghiệp của Griezmann tại Barcelona? Nhưng liệu việc tiếp tục gắn bó với  Camp Nou có phải một sự lựa chọn tốt, hay Griezmann cần phải chờ một cuộc gọi giống như trong “Hotline Bling” từ Paris Saint-Germain, Manchester United hay một ông lớn Châu Âu nào khác để cứu vãn sự nghiệp đang lao dốc của mình ?

>> Xem thêm: Keohay – Kèo nhà cái bóng đá trực tuyến hôm nay

Bài viết cùng chuyên mục